Legit là gì? Tại sao phải Legit check giày hàng hiệu?
Price check, Cond check, Legit là gì? Đây là vấn đề rất nhiều người thắc mắc, đặc biệt là những tín đồ yêu thích giày những chưa có nhiều kinh nghiệm. Để giúp mỗi người hiểu rõ hơn về những thuật ngữ này, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ chi tiết. Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Legit là gì?
Nếu là một tín đồ của giày auth hay giày hàng hiệu thì chắc hẳn bạn cũng không còn xa lạ gì với thuật ngữ Legit là gì? Legit được dịch là hợp pháp, chính hãng, hợp lý. Tùy vào từng hoàn cảnh cụ thể mà sẽ được hiểu với nghĩa tương ứng. Chính vì vậy mà những ai khi mua giày order hay mua xách tay họ đều rất quan tâm đến legit check.
Các nội dung liên quan:
5 Tuyệt chiêu bảo quản giày pierre cardin cực hiệu nghiệm
Bật Mí Cách Chọn Xi Đánh Giày Chuẩn Không Chỉnh Được
Cách Đơn Giản Chọn Mua Được Miếng Lót Giày Tăng Chiều Cao
Cách check legit giày như thế nào? Trên mạng hiện nay cũng có hướng dẫn rất nhiều cách check giày chính hãng. Trước hết bạn nên chọn những địa chỉ mua uy tín để đảm bảo hơn. Sau đó nếu muốn chắc chắc hơn có thể dựa vào thiết kế so với ảnh của NSX.
Khi là một động từ thì legit được hiểu là hợp lý hóa, hợp pháp hóa. Hoặc là “biện minh cho một hành động nào đó”. Legit được dùng như một từ độc lập mà không cần gắn với một giới từ nào khác.
Một số khái niệm liên quan
Sau khi tìm hiểu legit là gì? chúng ta đến với vài khái niệm mới liên quan như cond là gì? Legit check là gì…
Cond là gì?
Cond là chữ viết tắt của condition, nghĩa là tình trạng. Chỉ số cond này được đánh số từ 1 – 10 để chỉ mức độ mới của giày. Cond càng cao thì giày càng mới. Ví dụ như cond 6/10, 7/10,…
Một từ nữa hay đi với Cond đó là DS (Cond DS). DS là viết tắt của từ Dead stock nghĩa là hoàn toàn mới, chỉ những đôi giày có tình trạng hoàn toàn mới và chưa hề được mang ra ngoài. Trên thực tế, có hai kiểu dead stock: một là kiểu dead stock hoàn toàn mới, chưa khui ra khỏi hộp; hai là những đôi giày đã được khui ra khỏi hộp, mang thử (try on feet) rồi bỏ vào hộp trở lại, dĩ nhiên là nó chưa hề được mang ra ngoài. Có sự phân biệt này bởi vì khi giày đã qua thử thì sẽ mất form giày ban đầu, phần gót giày sẽ bị nhăn lại.
Ngoài ra, còn có một số thuật ngữ khác thường được sử dụng như là VNDS (very near deadstock) nghĩa là gần như mới, cond beat là tình trạng giày đã sử dụng nhiều lần và khá cũ. Tương tự thì beater là những đôi giày đã khá cũ với cond dưới 6. Tuy nhiên một số beater thì trông vẫn khá “chất” như Vans, Convese, …..
Legit check, price check, cond check là gì?
Legit dịch sang tiếng Việt có nghĩa là chính thống, hợp pháp, hợp lệ. Do đó legit đối với giày để chỉ những đôi giày chính hãng, không phải hàng fake. Còn legit check là việc kiểm tra xem đôi giày đó có phải là hàng thật hay không.
Tương tự thì price check là chỉ việc kiểm tra mức giá của đôi giày có hợp lý hay không. Còn cond check là để kiểm tra tình trạng giày ở mức bao nhiêu từ 1 – 10.
Độ legit tới đâu?
Sau khi tìm hiểu legit là gì? chúng ta đến với vài khái niệm mới. Vâng, lại gặp lại các bạn ở chuyên mục drama quen thuộc sở trường và lần này mình xin được phép nhắc tới một khía cạnh chuyên môn của sneakergame: legit check giày. Đây là một drama thuộc về mảng chuyên môn và kiến thức về sneakers mà có lẽ rất nhiều các đầu giày quan tâm.
Trước khi đề cập đến vấn đề này, mình xin được phép định nghĩa lại legit là gì và legit check là gì. Legit check giày là một việc làm cần thiết khi mua lại giày từ các resellers cũng như giày cũ của các bạn đã dùng qua để xem là giày real hay fake trước khi mua. Bên cạnh đó, legit check cũng có thể hiểu đơn giản là nhìn một đôi giày ngoài đường hay trên ảnh và nhận định độ real của nó.
Tại sao cần phải Legit check?
Đối với những tín đồ của giày thì chắc hẳn đều mong muốn sở hữu cho mình những đôi giày chính hãng rồi. Tuy nhiên, bất cứ món đồ nào thì đều sẽ xuất hiện hàng giả hàng nhái, sản phẩm nào giá càng cao thì lại càng được làm giả một cách tinh vi hơn nữa! Vậy nên nếu đã phải bỏ ra kha khá nhằm thỏa mãn đam mê giày của mình mà còn mua “nhầm” hàng nhái thì mấy ai mong muốn? Đó cũng là lý do vì sao legit check trở nên càng ngày càng phổ biến. Cũng tương tự với việc không muốn “tiền mất tật mang” thì price check, cond check cũng được ra đời tương tự.
Việc legit check còn liên quan đến uy tín của người bán. Nếu một người bán bị mang tiếng là bán hàng Fake với giá hàng thật thì có lẽ sau này khó mà có thể làm ăn được nữa. Cho nên để đảm bảo uy tín của người bán thì cần có những legit check chuyên nghiệp. Cũng như để vạch trần những nơi bán không uy tín hiện nay.
Thực tế thì legit check mang lại nhiều lợi ích cũng như nhiều bất cập bởi vì một số bộ phận chưa có kỹ năng thực sự mà đã “phán” một cách chắc chắn khiến cho nhiều người mua và cả người bán rơi vào tình trạng “dở khóc dở cười”.
Nếu như tầm vài năm trở về trước, số đầu giày ở Việt Nam còn thưa thớt và số người có lượng kiến thức đủ để legit check giày vô cùng ít. Trong những năm đó, nếu muốn legit check uy tín, các đầu giày Việt chỉ có thể dựa vào video Youtube từ các đầu giày hay reseller nổi tiếng trên thế giới hay một số các team review giày ở Việt Nam hoặc cẩn thận hơn thì sẽ tham gia những group legit check của nước ngoài.
Thế nhưng, vài năm trở lại đây, với việc sneakergame Việt Nam ngày càng phát triển cũng như thị trường giày ngày càng sôi động hơn, nhiều người biết đến và đam mê giày dép hơn trước thì nhu cầu legit check giày tăng lên đáng kể là vô cùng dễ hiểu. Trên các group giày lớn của Việt Nam, các đầu giày đã có thể yên tâm đưa hình giày vào để được giúp legit check trước khi tiền trao cháo múc.
Nhìn vào mặt tích cực, với lượng kiến thức mà nhiều bạn trẻ có về giày dép bây giờ, việc legit check ở Việt Nam đã giúp ích rất nhiều cho các bạn tránh được rất nhiều các vụ lừa đảo bán giày fake tràn lan trên mạng. Thế nhưng, có bao giờ các bạn đặt câu hỏi về độ legit của những lần legit check này hay không? Không nói tới những đầu giày lâu năm đã có kinh nghiệm và cầm trên tay cũng như legit check hàng trăm đôi giày, có những bạn mới tập tọe chân ướt chân ráo vào shoegame nhưng cũng bắt đầu thể hiện trình độ kiến thức của mình qua việc legit check.
Legit check gây ảnh hưởng tới ai?
Đã có rất nhiều những trường hợp các bạn chưa có kinh nghiệm trong legit check giày đã đưa ra những nhận định sai lầm cho rằng một đôi giày là “fake” trong khi cuối cùng đôi giày đó thực chất lại là real qua đánh giá của nhiều đầu giày lâu năm. Vấn đề này thường xuyên xảy ra đi kèm với nhiều cuộc tranh cãi đặc biệt khi động tới các đôi Jordan GS hoặc các đôi giày lux. Lí do là bởi đối với các đôi giày GS thì thường sẽ đi kèm với rất nhiều lỗi trên giày cũng như form giày sẽ khác so với men size còn giày lux thì do lượng người có kiến thức rộng về giày lux từ đời cũ cho tới nay còn chưa nhiều và đa dạng.
Bởi vậy mà nhiều người với lượng kiến thức non nớt có thể ngay lập tức legit check một đôi giày người khác đi trên chân hay post lên bán và phán “fake” dù rằng độ legit của chính bản thân mình có khi còn chưa đạt tới 50%. Thêm nữa là hiệu ứng đám đông đến từ phần lớn giới trẻ sẽ làm tình hình trở nên tệ hơn, đôi giày real cũng sẽ thành fake qua hàng trăm comment qua lại. Những lúc như vậy, dù đôi giày có là real thì người ngoài nhìn vào sẽ theo đó mà đánh giá người bán hay người đi đôi giày và uy tín của họ sẽ theo đó mà giảm đi đáng kể. Cũng từ những cuộc “legit check” như thế mà nhiều cuộc trao đổi mua bán giày đang vô cùng tốt đẹp bỗng nhiên đổ bể. Vậy thì ai sẽ là người đền cho người bán số tiền họ cần? Hay ai sẽ đền lại cho họ uy tín?
Tạm kết.
Việc legit check không uy tín có những cái tai hại như vậy đấy các bạn ạ. Vậy nên, khi giao dịch mua bán một đôi giày, các bạn mua giày nên tìm đến những người có kinh nghiệm lâu năm để nhờ legit check chứ không nên legit check một cách bừa bãi để tránh những tình huống bị lỗ oan. Còn các bạn là người ngoài cuộc thì nên có trách nhiệm hơn với lời nói của mình để tránh đẩy người trong cuộc vào những tình huống không đáng có.